Thế Giới Côn Trùng 
  Tư vấn nuôi côn trùng qua facebook  Đăng ký nhận tài liệu côn trùng 
Tìm kiếm
Danh mục
Sản Phẩm Mới
 Kỹ thuật nuôi sùng đất ( đuông đất)
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng muốn quay về với thiên nhiên nên việc tìm các món ăn thiên nhiên ít chất béo và giàu vitamin lại càng được chú trọng, chính vì lợi thế ít chất béo và giàu vitamin mà côn trùng ngày càng được sự dụng nhiều để chế biến các món đặc sản.

 
Trong các loại côn trùng đặc sản như dế, bọ cạp, rết, mối chúa… thì đuông đất mà dân giang thường gọi với cái tên thân thuộc là sùng đất đang ngày càng được sự dụng làm các món ăn bài thuốc quý vì công dụng trị bệnh và giúp tăng cường sức khẻo của chúng.

Do nhu cầu thị trường ngày  càng nhiều với giá bán khá cao mà lượng sùng đất trong tự nhiên không đủ cung ứng ra thị trường do đó các hộ chăn nuôi ở các tỉnh miền trung đã bắt đầu nuôi loại côn trùng này, nhưng do chưa nắm rỏ được kỹ thuật nuôi nên nhiều hộ còn gặp thất bại.

Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin giới thiệu tới quý bà con kỹ thuật nuôi sùng đất ( đông đất) trong nhà. Để bà con có cái nhìn rỏ hơn về loài côn trùng mới và đầy triển vọng tại Việt Nam.
Chuồng nuôi đuông đất
Người nuôi đuông đất ( sùng đất) có thể sử dụng thùng nhựa 80 lít có nắp đậy, hoặc thùng nhựa 40 lít có nắp đậy hoặc thau nhựa và có lồng bàn đậy trên thau nhựa đó; hoặc hồ nuôi phải có rãnh thoát nước, che đậy rãnh thoát nước, có tấm chắn hoặc màng để che hồ nuôi không cho các con vật khác vào ăn sùng đất.



Mô hình chuồng nuôi sùng đất ( đuông đất)


Nuôi đuông đất ( sùng đất), bạn nên nuôi ở những nơi yên tỉnh, tránh kiến, mèo chuột. Chuồng nuôi đuông đất ( sùng đất) có chiều cao tối da khoảng 50 cm, nếu cao quá chiều cao này thì dế dễ bị ngợp. Trong chuồng nuôi dế cơm bạn cho đất cao khoảng 20 cm. Và cho vào trong chuồng nhiều lá cây mục, rơm mục làm thức ăn và chổ trú ẩn cho đuông đất ( sùng đất).
+ Đổ ẩm
Đuông đất ( sùng đất) là loài côn trùng sống dưới đất, nên khu vực nuôi đuông đất ( sùng đất) cần có một độ ẩm thích hợp. Bà con nên chú ý, khoảng 4 ngày chúng ta sẽ phun sương vào chuồng dế một lần, để tăng độ ẩm cho dế, không nên phun ít hơn hoặc nhiều hơn số lượng mà chúng tôi đã đưa ra.
+ Thức ăn
Đuông đất (sùng đất) sống trong môi trường nuôi nhốt, có thể nuôi với mật độ dày khoảng 500 đến 700 con sinh sản / 1 mét vuông.


Sùng đất ( đuông đất) là loài côn trùng dễ nuôi 
 
Đuông đất ( sùng đất) thức ăn chủ yến là lá cây mục, gỗ mục và lượng đất yêu cầu phải có độ ẩm phù hợp.
 
+ Phương cách gây giống Đuông đất (sùng đất)
 
Quá trình nhận giống gồm: sâu ---> con nhộng ----> con bọ ---> giao cấu và đẻ trứng --->sâu .
Khi Đuông đất (sùng đất) to bằng ngón tay trỏ thì bà con có thể cho đuông vào trong một cái lọ, có đục một cái lỗ nhỏ cho không khí vào. Để trong đó khoảng từ 7 đến 15 ngày Đuông đất (sùng đất) sẽ hóa thành kiến dương.

 
Kiến dương của sùng đất ( đuông đất)
 
 
Lúc này bà con bắt kiến dương sang một chuồng có chứa đất, gỗ mục và lác cây mục đẻ trong đó. Được khoảng 3 ngày, bà con lại bắt số kiến dương sang một cái chuồng khác và cho kiến dương đẻ vào đó tiếp. Kiến dương có thể đẻ lien tục khoảng 15 đến 20 ngày rồi chết.
 
Đem sùng đất ( Đuông đất) bỏ lọ
 
Sau khoảng 10 ngày, trứng đuồng dừa sẽ nở thành các con đuông đất (sùng đất) con nhìn giống như con giòi, bà con có thể nuôi tiếp tục như vậy cho đên khi trưởng thành và cho vào lọ để ép thành kiến dương.
 
Theo kinh nghiệm dân gian ăn sùng đất không những bổ dưỡng cơ thể, tăng sinh lực, mà còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh, nên tại các nhà hàng, quán ăn, món này được xem là đặc sản này và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Anh Hoài Thuận, chủ nhà hàng Golden Hills trên đường Phan Bội Châu, Tp. Quảng Ngãi chia sẻ. "Nhiều người bị mê mẫn bởi mùi thơm, và cái vị béo ăn hoài không thấy ngán, và đặc biệt bởi công dụng bổ thận của nó, nên món này tại nhà hàng luôn trong tình trạng "cháy hàng"".


Sùng đất ( đuông đất) món ăn đặt sản
 
Sùng đất được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ xào, luộc, nướng... hoặc cũng có thể phơi khô để ngâm rượu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì món sùng đất được xào hoặc nướng được nhiều người ưa thích nhất. Sùng đất sau khi đào được đem về rửa sạch đất cát, luộc hoặc nướng sơ qua cho chín vừa, sau đó ướp gia vị hành, tiêu, ớt, tỏi, củ sả tươi, mắm muối như ướp thịt, càng nhiều sả càng thơm, và cần một khoảng 30 phút cho gia vị ngấm đều rồi mới làm các món ăn. Từ công đoạn này sùng đất được chế biến thành những món ngon như sùng đất rang, chiên giòn, nướng... Theo cách nói hóm hỉnh của ông Trần Phước Hòa- Chủ tịch UBND xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh: " Sùng đất có thể ngâm rượu để bồi dưỡng cơ thể, chữa trị đau nhức, mạnh gân cốt và đem lại sung mãn cho phái mày, chỉ cần dăm bảy lạng sùng đất sau khi chế biến xong ăn vào thì...bà xã sẽ vui hết biết".
 
Kỹ thuật nuôi đuông đất tương đối đơn giản, tốn ít chi phí mà lợi nhuận kinh tế lại cao. Chúc quý bà con thành công, chúc cho ngành chăn nuôi côn trùng ngày một phát triển.
 
Tác giả: Trọng Hoàng
Nguồn: thegioicontrung.info
Đăng nhập
Giỏ hàng
Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng
Xem giỏ hàng
Sản Phẩm Hot
Hỗ trợ trực tuyến



The Gioi Con Trung