Thế Giới Côn Trùng 
  Tư vấn nuôi côn trùng qua facebook  Đăng ký nhận tài liệu côn trùng 
Tìm kiếm
Danh mục
Sản Phẩm Mới

Thức ăn côn trùng ít và đắt

Đầu năm, chán những món ăn truyền thống, đổi khẩu vị, dân mình háo hức rủ nhau đi thưởng thức côn trùng. Tuy nhiên, để tìm được một nơi bán những món ăn độc đáo này, khối thượng đế tìm đỏ cả mắt.


400

Quán Lan Chín, toạ lạc trên phố Tràng Tiền là một địa điểm hiếm hoi ở Hà Thành có bán thức ăn côn trùng. Tuy mới đầu năm, thế nhưng thực đơn của Lan Chín không dưới vài chục món như đậu sốt cà chua, kim chi kiểu Việt Nam, cua chiên, thịt xiên nướng lá móc mật... Các sản phẩm được chế biến từ côn trùng chỉ vẻn vẹn có bọ cạp chiên và rượu ngâm bọ cạp.

Giải thích cho sự thiếu vắng của thức ăn côn trùng, bà Chín, chủ cửa hàng, cho biết, trước Tết, nhà hàng có một số món côn trùng như châu chấu rang, dế mèn chiên... Tuy nhiên, châu chấu vừa qua mùa, còn dế mèn thì phải đợi nhập từ miền Nam ra. "Món bọ cạp mà cửa hàng trưng ra ở ngay lối ra vào chẳng qua là đồ tồn từ năm cũ", bà Chín tiết lộ.

Để chiều lòng khách, bà Chín cho biết nếu có nhu cầu, Lan Chín sẵn sàng nhập hàng từ Nam về nhưng số lượng phải lớn, phải đặt trước tiền và thông báo trước từ hai đến ba ngày.

Nhà hàng Đại Thống Sài Gòn, khách sạn OASIS nằm ngay mặt phố Láng Hạ, Hà Nội, nơi được coi là điểm hẹn của các thượng đế thích ăn côn trùng, thời điểm này cũng chẳng có bất kỳ món nào liên quan đến côn trùng.

Chị Hạnh, nhân viên của Đại Thống, khẳng định, trước đây, quả là nhà hàng có bán các món ăn côn trùng. Bình dân có ong, châu chấu... Độc hơn có trứng kiến, bọ cạp, bọ hung... Tuy nhiên, vài tháng nay do khan hàng, nhà hàng thôi làm trứng kiến chiên, bọ cạp chiên, bọ hung hấp..., nữa mà chuyển sang các món ăn chế biến hải sản.


400

Không chỉ ít, theo nhận xét của nhiều khách hàng từng có cơ hội thưởng thức những món ăn "độc" này, thức ăn côn trùng không phải là đồ "ai cũng ăn được".

Bà Chín cho biết, so với các món thông thường, các món côn trùng không hề rẻ. Bọ cạp 5.000-10.000 đồng/con (một đĩa khoảng 15-20 con), dế mèn từ 4.000 đến 5.000 đồng/con (khoảng 15-20 con/đĩa) trong khi đó thịt xiên nướng lá móc mật, đặc sản của Lạng Sơn chỉ có 30.000-40.000 đồng/đĩa, món cua chiên là 20.000 đồng/đĩa.

Giải thích cho nguyên nhân vắng bóng của các món ăn côn trùng vừa mới manh nha ở nước ta, không ít người đổ lỗi do giá cao, khan hàng... Thế nhưng, các chuyên gia côn trùng học lại cho rằng lý do chính là do chúng ta chưa nhìn thấy hết tác dụng của côn trùng khi chúng được chế biến thành thức ăn.

Giáo sư, tiến sĩ Bùi Công Hiển, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Côn trùng Học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết, ở Thái Lan, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu, người ta luôn sử dụng côn trùng như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Còn ở nước ta rất ít người thấy được các thành phần bổ dưỡng (giàu các chất vi lượng, axit acid amine, protein...) từ thức ăn côn trùng.



400

"Vì chưa nhìn nhận đúng về ích lợi của côn trùng nên việc chế biến chúng thành thức ăn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, manh mún và tự phát", ông Hiển nói.

Việc kinh doanh thức ăn côn trùng chỉ manh nha ở một số nhà hàng, quán ăn đơn lẻ. Hơn thế, hầu hết các nhà hàng này kinh doanh theo kiểu mua lại từ các hoạt động thu bắt trong tự nhiên của nhân dân địa phương mà không có bất cứ hoạt động nhân nuôi nào. Vậy nên mua được thì bán, không thì thôi, côn trùng vì thế mà thiếu, đắt và chỉ mang tính thời vụ.

Các chuyên gia cho rằng, muốn thức ăn côn trùng được phổ biến rộng rãi, cần đẩy mạnh việc nhân nuôi côn trùng trên diện rộng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu cũng như kết hợp và đầu tư giữa các nhà kinh doanh và khoa học. Chỉ có như thế, thức ăn côn trùng mới đến gần cuộc sống hơn.

 

Đăng nhập
Giỏ hàng
Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng
Xem giỏ hàng
Sản Phẩm Hot
Hỗ trợ trực tuyến



The Gioi Con Trung