Thế Giới Côn Trùng 
  Tư vấn nuôi côn trùng qua facebook  Đăng ký nhận tài liệu côn trùng 
Tìm kiếm
Danh mục
Sản Phẩm Mới
 Nuôi sâu gạo: nghề mới phát ở TP.HCM

 

    Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi chim, cá cảnh phát triển khá mạnh ở TP HCM và các tỉnh lân cận. Nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng thức ăn tươi sống dành cho vật nuôi, nhiều hộ gia đình phất lên nhờ đầu tư vào một nghề mới: nghề nuôi sâu gạo!

 Sâu gạo, tên tiếng Anh là superworm, là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh (đặc biệt là cá rồng). Thành phần dinh dưỡng của sâu gạo khá cao (55% kcal chất béo, 43% kcal chất đạm, 0.1 mg/kcal chất calcium), hơn nữa nó còn là loại thức ăn sạch, không mang mầm bệnh. Chính vì thế, giới nuôi – kinh doanh chim cá cảnh rất ưa chuộng loại thức ăn tươi sống này.

 

 

    Để tìm hiểu về quy trình nuôi, nhân giống và kinh doanh loại “siêu sâu” này, chúng tôi đến tham quan “trại sâu” của anh Nguyễn Văn Lâm (khu phố 7, phường 6, quận Phú Nhuận).

 

    Anh Lâm cho biết mới bắt đầu nuôi sâu gạo cách đây 1 năm, lúc đầu chỉ định nuôi thử một vài thùng để có thức ăn tươi cho “mấy con La hán”, nhưng khi nuôi được một thời gian, thấy có thể bán được nên anh quyết định đầu tư mở rộng thêm. Hiện nay, trại sâu của anh Lâm có khoảng trên hơn 80 thùng, mỗi thùng ước chừng bảy, tám trăm con giống.  

 

    Anh chia sẻ, nuôi sâu gạo tương đối đơn giản, tính ra không vất vả bằng nuôi gà, nuôi heo. Sâu có thể nuôi trong thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lít nước. Trước khi cho sâu vào, cần rải một lớp cám màu vàng (loại được dùng để làm thức ăn cho gà con) dày khoảng 3cm. Mỗi bể như thế có thể chứa được khoảng 1.000 con. Thức ăn chủ yếu của sâu gạo là cám, ngoài ra chúng còn hút nước từ táo, khoai tây, đậu que, cà rốt cắt từng lát mỏng. Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu này là từ 21-27 độ C.

 

    Nếu muốn nuôi sâu để gây giống thì người nuôi cần phải kích thích sâu để chúng chuyển thành nhộng và thành bọ. Việc kích thích sâu đóng kén đòi hỏi sự kiên trì. Mỗi con sâu trưởng thành được bỏ vào một hộp nhựa và đậy nắp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 1 tuần. Khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối sâu giống sẽ bị "stress" trầm trọng và sẽ biến hóa để trở thành con nhộng. Sau 1-2 tuần nhộng sẽ nở thành bọ và cứng cáp dần, khi đó có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra ánh sáng, nơi chúng sẽ giao hợp và sinh sản. Mỗi một con bọ cái có thể đẻ được 500 - 800 trứng.

 

 

    Anh Lâm tiết lộ, từ lúc sâu con nở ra cho đến lúc bán được, mất khoảng 3 tuần. Một thùng sâu chỉ ăn hết khoảng 2 ký cám gà và vài quả táo. Bình quân một ký sâu thành phẩm (khoảng 200 con), bán được khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng. Nếu cho sâu ăn và hút nước đầy đủ thì có thể rút ngắn thời gian thu hoạch xuống.

 

    Hiện nay, khách hàng lấy sâu của anh Lâm chủ yếu là các cửa hàng cá cảnh và những người nuôi chim trong và ngoài thành phố. Mặc dù mỗi tháng anh cung cấp khoảng 20 kg sâu, nhưng vẫn không đủ nhu cầu. “Họ đến đặt sâu luôn, mà mình nuôi ít nên không có mà bán” – anh cho biết

Đăng nhập
Giỏ hàng
Bạn đang có 0 sản phẩm trong giỏ hàng
Xem giỏ hàng
Sản Phẩm Hot
Hỗ trợ trực tuyến



The Gioi Con Trung